Explanation PCQ & Queue Tree in Mikrotik

Explanation PCQ & Queue Tree in Mikrotik

*Vài lưu ý trước khi vào nội dung chính mình cần chia sẽ:
  1. Bài viết này mang tính chất dành cho cá nhân để lưu trữ kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân đã trải qua.
  2. Bài viết chia sẻ phi lợi nhuận
  3. Bài viết có thể làm vài bạn biểu môi: "xời xời, đơn giản thế này ai chẳng biết, post lên làm gì" ==> thì xem lại mục "1" nhé.
  4. Bài viết có lấy thể lấy hình ảnh và 1 vài nội dung trên Internet, nên nếu có gì vi phạm bản quyền, cảm phiền các bạn báo lại giúp mình


      Với Mikrotik thì việc cấu hình và quản lý băng thông không thể thoát tách rời với tính năng Queues được. Chúng ta có 2 loại Queue có thể được sử dụng trên Mikrotik đó là Simple Queue  và Queue Tree. Để hiểu về chúng rõ hơn chúng ta đi vào chi tiết:

How to Limit Bandwidth Mikrotik with Simple Queue
      Well, lần này chúng ta nghiên cứu chút ít về Queue Tree & PCQ và ứng dụng chúng trên Mikrotik.

Queue Tree
      Queue Tree để thực hiện các chức năng phức tạp hơn trong giới hạn băng thông trên proxy, nơi việc sử dụng các gói được đánh dấu các chức năng (packet marks) của nó tốt hơn. Được sử dụng để giới hạn chỉ 1 chiều download hoặc upload. 
      Nhìn chung, Queues Tree khá khác so với Simple Queue, sự khác biệt mà chúng ta có thể thấy trực tiếp chỉ là về cách sử dụng mà thôi :D. Simple Queue thì khá dễ để cấu hình trong khi Queue Tree dùng để thực hiện các chức năng phức tạp hơn nên cần hiểu rõ về lưu lượng, đường đi của traffic thì mới có thể cấu hình chuẩn được.

Một số điểm khác nhau giữa Simple Queue và Queue Tree:
  • Simple Queue
    • Có quy tắc, trật tự rất nghiêm ngặt, hàng đợi được xử lý từ trên xuống dưới.
    • Cấu hình packet flow có 2 chiều là upload và download (two-way).
    • Có thể giới hạn trên từng IP.
    • Có khả năng hạn chế traffic cả 2 chiều cùng 1 lúc.
    • Nếu sử dụng Simple Queue và Queue Tree cùng nhau thì Simple Queue sẽ được xử lý trước Queue Tree.
    • Hỗ trợ PCQ để chia băng thông hiểu quả nhất.
    • Có thể áp dụng băng thông qua các hàng đợi được đánh dấu trong Mangle.
    • Như tên của nó thì viêc cấu hình cũng rất đơn giản, lý tưởng cho các quản trị viên không muốn quá phức tạp về việc kiểm soát băng thông trên /Firewall.

  • Queue Tree
    • Không có trình tự, mỗi hàng đợi sẽ được xử lý cùng lúc.
    • Cấu hình packet flow chỉ 1 chiều upload hoặc download (one-way).
    • Cần cấu hình Mangle để giới hạn cho từng IP.
    • Cần cấu hình Mangle trước khi xác định traffic upload hay download.
    • Hỗ trợ PCQ để chia băng thông hiệu quả nhất.
    • Quản lý hàng đợi thông qua gói tin được đánh dấu ở Mangle.
    • Có khả năng xử lý tốt các gói tin nên cần 1 sự hiểu biết nhất định về /Firewall Mangle.
Giải thích 1 số option trong Queue Tree:
  1. Parent: Được sử dụng để xác định hàng đợi đang cấu hình như 1 hàng đợi con (tạm gọi theo cách nôm na :D ). Có 1 số option nhỏ bên trong thường được sử dụng để giữ hàng đợi:
      1. Global-in: Đại diện cho tất cả giao diện đầu vào. Là nơi nhận data/traffic trước khi qua bộ lọc (Filtering)
      2. Global-out: Đại diện cho tất cả giao diện đầu ra nói chung. Là nơi ném data/traffic đã được lọc đến người dùng
      3. Global-total: Đại diện cho tất cả giao diện kể cả 'in' và 'out'
      4. <Interface name>: ví dụ LAN hoặc WAN, là sẽ chỉ có data/traffic từ giao diện này mới đi qua Queue
  2. Packet Mark: Được sử dụng để đánh dấu các gói tin được đánh dấu trong Mangle.
  3. Priority: Để xác định mức ưu tiên của hàng đợi con, nó không hoạt động với hàng đợi cha. Hàng đợi con có chỉ số Priority là 1 đến khi đạt mức Limit-at thì tiếp đến hàng đợi với priority 2 mới được xét để lưu thông.
  4. Limit At: Băng thông tối thiểu để được đưa vào Queue.
  5. Max Limit: Băng  thông tối đa để chuyển qua hàng đợi kế tiếp.
Giải thích 1 số thuộc tính trong PCQ:
      PCQ là phân loại hướng kết nối. Ví dụ: nếu Classifier sử dụng src-address trên giao diện local thì đó là traffic upload, nếu sử dụng dst-address thì đó là traffic download.
      Rate dùng để giới hạn băng thông tối đa cho traffic up hoặc download.

Ví dụ ứng dụng PCQ và Queue Tree trong Mikrotik:
      Kết hợp các tính năng Layer 7  và đánh dấu gọi tin trong Mangle để đánh dấu các gói tin download và sau đó giới hạn băng thông download bằng các sử dụng Queue Tree + PCQ. Vì vậy mỗi user sẽ chỉ nhận được tốc độ download do bạn quy định sẵn.


Để tìm hiểu thêm về Simple Queues truy cập link bên dưới:

      
Đặt quảng cáo của bạn ở đây

Nhận xét